Người ra đi c̣n riêng anh chênh vênh tháng ngày .... - nhung con duong

Trang chủ
hình ảnh
số người tham gia
diễn đàn
Email
nhạc Bảo Thy
nhạc rook việt
nhạc hay
bài hát vàng
nhạc lý hải
trương đan huy
hàn thái tú
Tuyệt phẩm Lâm hùng
nhạc buồn
nhạc tuyển
Ưng đại Vệ
mỹ tâm
yeu thuong
nhung con duong



 

Câu chuyện của những con đường

Đi bộ hành lang thang trong Thành phố quê hương là một thú vui không gì sánh nổi, nhất là khi ta có thể đồng cảm,lắng nghe tiếng nói của những con đường thì kể như ta cũng thu hoạch được rất nhiều điều thú vị mà vốn không dành cho kẻ vô tình hay vội vã với nhịp quay chóng mặt của cuộc sống. Một đặc điểm chung của những con đường của Thành Nam là chia thành những khúc ngắn như thơ của Tú Xương, và thường là nhỏ nhắn như quả chuối ngự. Đường không hun hút như những con phố của Sài gòn, không choáng ngợp như Hải Phòng, không ồn ào như trên Hà Nội nhưng cũng không quá trầm mặc như ở Hội An hay ở Huế mà những con đường ở đây mang đậm tính chất của vùng Sơn Nam Hạ, là nơi kết nối các địa hình khác nhau từ Hà Nội chạy vào Bắc Trung bộ. Khi down town tại Nam Định ta có thể tận hưởng bầu không khí trong lành, ít bụi nhất so với các tỉnh láng giềng, nếu bạn có lỡ sa chân xuống phần dành cho xe cộ thì nguy cơ tai nạn cũng không cao vì mật độ xe tương đối ít. Những con đường tại Nam Định nói chung là xum xuê bóng mát, hay thay đổi cảnh quan, thay đổi không khí khiến cho khách bộ hành không hết ngạc nhiên thích thú như được xem một chuỗi tích chèo liên hoàn. Những con đường có những câu chuyện riêng của mình, một phần nào bộc lộ tâm tư qua những tên đường. Từ chợ Rồng, trung tâm thương mại của thành phố, ta dấn bước qua dường là lạc vào khu phố cổ của Thành Nam với các cái tên dân dã như Hàng Tiện, Hàng Đường, Hàng Cấp, Hàng Đồng, Hàng Song, Hàng Nâu, Hàng Mành, Hàng Trống, Hàng Sắt, Hàng Dầu, Hàng Cau, Hàng Kẹo, Vải Màn... Phố cổ của Nam Đinh tuy giờ đây chỉ còn lưu giữ một vài nếp nhà đắc thọ, còn lại cũng canh tân loại cổ từ lâu. Cả cái tên ngày xưa cũng dần dần nhạt nhòa trong đầu óc của lớp trẻ và được thay bằng những địa danh mang nhiều tính thời đại hơn. Dù thế đôi chút tàn phai này cũng có thể kể cho ta nghe về thời kỳ sầm uất, trên bến dưới thuyền, ngành nghề thủ công phát triển đa dạng của thành phố ta dưới thời quần the khăn đóng. Phố vẫn thế, nhỏ, thẳng tắp, lề hẹp với các ngôi nhà hình ống như tương tự các khu đô thị cổ khác của Việt Nam. Duy phố Hàng Tiện vẫn còn một vài gia đình giữ nghề nghiệp tổ tông cho đến tận bây giờ. Hồi trước còn nhỏ, xin mẹ được đồng nào là ton tót chạy ra đây mua lấy con cù tốt về đấu cù với nhau, nóng tiết cả với những câu " Ăn vố cù tiện sướng hơn tiên, Ăn vố cù đẽo đ** ra gì", rồi thì mỗi khi đến mùa tập quân sự lại cũng ra đây mà sắm lựu đạn để rồi tập ném thì ít mà chọi nhau thì nhiều. Một vài con phố khác thì nâng cấp sản phẩm truyền thống lên sản phẩm hiện đại. Phố Vải Màn trước chuyên sản xuất và bán các sản phẩm làm từ bông như chăn, vải màn, vải xô nay chuyển sang bán hàng quần áo cao cấp lẫn thấp cấp. Phố Hàng Giấy, sau đổi thành Hàn Thao, trước đây là nơi tập trung các nhà hát Opera cổ truyền, ở thời đại Digital này lại chuyển sang kinh doanh Karaoke. Chả biết các cụ nhà mình sống lại mà đến đây thư giãn thì tay lại cầm trống chầu hay cầm gì nhỉ? Đầu phố này còn ghi dấu một vết thương đau mà Đế quốc Mĩ vay nợ Nam Định chúng ta trong cuộc chiến tranh hủy diệt bằng B52. Ta thấy rõ điều này qua tấm bia căm thù ngay đầu phố. Phố Hàng Nâu, Hàng Song ơi, khúc phố nào đã chứng kiến cảnh Tú Xương lấy áo mưa che đầu trong đêm mưa mà chờ bạn hồng nhan trong vô vọng để khiến ông phải khóc Trúc thương Ngô một mình? Mà không hiểu sao Nam Định không đưa mộ ông về căn nhà cũ mà thờ nhỉ, lại để ông nằm bơ vơ bên phần còn lại của con sông Vị mà khách viếng thăm thường xuyên chỉ có một chú luyện võ Quyền Thề, sáng nào cũng ra tập huỳnh huỵch. Phố Bến Ngự đây rồi, ở chỗ nào là nơi có vinh hạnh làm bến đỗ cho thuyền đấng Quân Vương mỗi khi du hí Thành Nam. Dọc về Cửa Đông,Cột Cờ, Cửa Bắc, Cổng Hậu để mà hình dung về phạm vi thành cổ Nam Định, một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa có tầm cỡ của cả nước. Điều này hoàn toàn là có cơ sở khi vẫn còn địa danh Phố Khách, ngõ Trung Quốc những nơi sinh sống của dân Hoa kiều đã chọn Nam Định làm quê hương khi lạc xứ. Nam Định là một đất học từ ngàn xưa, ta không cần phải nghe ai chứng minh cả, chỉ cần đọc những tên như Thành Chung, Trường Thi và một câu thơ của Tú Xương" Trường Nam thi lẫn với trường Hà" là đã đủ thấy cảnh sĩ tử quan trường. Lại còn địa danh Hàng Giấy đã nhắc ở trên nữa, chắc trước đây chỉ buôn hàng văn phòng phẩm sau thấy nhiều sĩ tử bất đắc chí có nhu cầu giải trí cao nên mới chuyển sang phố Ả Đào chăng? Nhân tiện câu thơ của Tú Xương, ta mới hoạt kê rằng từ ngày xa xưa các cụ thuộc bộ Giáo Dục đã có phương pháp tuyển sinh kết hợp để giảm thiểu chi phí giáo dục rồi chứ đâu phải sáng kiến của thời bút bi bút máy. Đi lên quá bến xe cũ, thấy có hai khẩu thần công nằm chễm chệ trước doanh trại quân sự thành phố.Hai khẩu súng này cũng đại thọ, có lẽ cũng bắn đì đòm thời Pháp xâm lược chứ chả chơi. Chỉ biết ngày xưa, cả lũ hay kéo nhau ra ngỗi chồm hỗm trên nòng pháo mà mơ tưởng mộng cầm quân. Hai khẩu thần công nổi tiếng đến mức, dân sống quanh đó được là dân khu Hai Khẩu Súng. Vui vui thì thấy bác sĩ hai súng đã nhằm nhò gì. Đường phố Nam Định giờ đây cũng đổi khác nhiều, mặt đường được trải bê tông nóng, hè lát gạch lá dừa, ta luy bêtông cẩn thận khiến đường cũng là lạ. Rồi thành phố cũng làm đường vành đai, đường cao tốc, cầu vượt cạn khiến cho hệ thống giao thông nom bề thế và quy mô hẳn.
Đi đâu, mỗi khi về Thành Nam lại đi mài gót giầy khắp khắp. Lâu lâu thành một thói quen, kể cũng hay hay. Lại ngâm nga một câu ca dao cải biên:
Hỡi cô mặc quần jean xanh
Có về đi bộ với anh thì về.
Thôi đi nhiều, bụng hơi đoi đói hẹn gặp lại trong phần các món ăn Thành Nam.

Today, there have been 9 visitors (15 hits) on this page!
This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free